Nguồn gốc văn hoá uống cà phê của người Việt
Du nhập vào Việt Nam thông qua các nhà truyền giáo từ năm 1857, trước đó thứ đồ uống có vị đắng ở đầu lưỡi, đen sánh giành cho giới quan chức và quý tộc. Trong một giai đoạn, nó còn chính là thước đo thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp của con người.
Cà phê du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và phù hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng tại Việt Nam
Nhờ đất đai thổ nhưỡng phù hợp với điều kiện sống của loại cây này, cà phê được trồng rộng rãi khắp Việt Nam. Nhờ đó giá thành của đồ uống này giảm xuống, và thói quen dùng đồ uống này cũng dần được nhen nhóm và hình thành.
Ly cà phê trở thành sự gắn kết
" Cà phê không?" là câu cửa miệng mà người Việt thường hỏi nhau để bắt đầu những buổi gặp mặt, những câu chuyện hàn huyên hằng ngày hoặc cuộc hội ngộ sau thời gian dài. Từ đây kết nối mọi người gắn kết tình cảm giữ người với người.
Câu chuyện giờ đây không còn bắt đầu từ những miếng trầu mà bắt đầu từ ly cà phê
Không chỉ bạn bè và người thân, những cuộc gặp khách hàng, đối tác quan trọng, đối tượng xem mắt,... cũng đều bắt đầu từ những ly cà phê rang xay nguyên chất. Bằng cách nào đó nó trở thành thói quen và văn hoá uống cà phê của người Việt từ bao giờ.
Cà phê là thức uống quen thuộc
Đối với người Việt Nam, thức uống này thích hợp khi thư giãn, nhâm nhi đọc sách, nghe những bản nhạc nhẹ nhàng. Tuy nhiên cà phê cũng có mặt trong những buổi sáng hay khi người ta cần sự tỉnh táo, lấy lại năng lượng và tập trung cho công việc.
Sự hiện diện của cà phê rang xay nguyên chất ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, văn hoá uống cà phê của người Việt cũng vô cùng độc đáo. Có thể từ quán cóc ven đường, có thể là những quán sang trọng, đôi khi là ngay tại nơi ở của chính mình.
Văn hoá uống cà phê của người Việt được hình thành tự nhiên từ những thói quen hằng ngày
Mọi thời gian, mọi địa điểm, một cách tự nhiên nhất, cà phê đã đi vào cuộc sống của người Việt. Với nhiều cách uống từ pha phin, hoà tan, uống nguyên chất, thêm đường hay thêm sữa,... cũng tạo nên nét đặc trưng cho từng vùng miền.
Các uống cà phê thể hiện tính cách của mỗi người
Mỗi người có cách thưởng thức cà phê khác nhau, có người thích đá, thích sữa, thích đường hay đôi khi là vị đen nguyên chất. Thức uống này có thể chế biến với nhiều sự đặc trưng và có thương hiệu riêng như cà phê trứng, cà phê muối.
Cá tính trong từng ly cà phê
Cách uống cà phê cũng nói lên tính cách của người thưởng thức. Những người uống cà phê sữa thường ngọt ngào, nhẹ nhàng ngược lại những người uống cà phê đen thường sâu lắng. Chính vì vậy mỗi một quán thường sẽ có công thức pha chế khác nhau tạo nên sự khác biệt trong cái văn hoá uống cà phê của người Việt. Từ đó tạo dựng một tệp khách hàng riêng của mình.
Để tạo nên được ly cà phê ngon, cần sự tỉ mẩn và tinh tế khi pha chế. Trong đó cần phải lựa chọn nguyên liệu một cách cẩn trọng và chăm chút trong quá trình pha chế đúng cách ( Tham khảo : https://caphe24h.vn/blog/tin-tuc-1/3-yeu-to-tao-nen-mot-ly-ca-phe-sach-va-ngon-19). Công đoạn này thường mất khá nhiều thời gian của mọi người, vì thế những chiếc máy pha cà phê nhanh gọn với hương vị ổn định dần được thay thế.
Thu hút bạn bè năm châu
So với những thức uống khác, những người yêu thích và có thói quen uống cà phê thường có sức hút với người bạn khác giới nhiều hơn. Họ thường là những người có tâm hồn, đễ đồng cảm và biết yêu thương mọi người.
Sự đồng điều trong sở thích sẽ kéo mọi người lại gần nhau hơn
Sức hút của văn hoá uống cà phê của người Việt đã vươn tầm thế giới. Hương vị đậm đà cùng các thưởng thức độc đáo khiến bạn bè năm châu say mê hết sức. Không ít du khách đã tìm đến ly cà phê mang phong cách Việt khi ghé thăm quốc gia này.
Nét xưa và nay trong những ly cà phê
Có rất ít đồ uống mà người ta có thể cảm nhận được cả quá khứ và tương lai như cà phê. Thức uống này xưa và nay có chút thay đổi về cách pha chế để phù hợp hơn. Những cách pha phin, pha vợt dần được thay thế bằng những chiếc máy pha cà phê có công suất lớn và hương vị ổn định hơn.
Không chỉ vậy, không gian của các quán cà phê dù cao cấp hay bình dân cũng gợi cho người ta sự thân thuộc, gần gũi và đầm ấm. Chính điều này giúp người thưởng thức có được những phút giây thư giãn, nhẹ nhàng, lắng đọng cùng thời gian.
Không có một mốc thời gian cụ thể nào có thể thể hiện được cà phê đã khiến người Việt cũng như bao người khác mê đắm. Phải chăng chính hương vị độc đáo, đậm đà khác biệt đã khiến nó dần đi sâu và đời sống tinh thần của nhiều người. Dù văn hoá uống cà phê của người Việt có thay đổi theo sự phát triển của xã hội nhưng những ly cà phê nguyên chất, có vị đắng đậm, béo ngậy luôn giữ vị trí trong lòng những người thưởng thức cà phê thứ thiệt.
Quỳnh Vy.